Tên công nghệ quét CIS luôn xuất hiện trong phần thông số kỹ thuật của các dòng máy scan hiện nay. Vậy công nghệ quét CIS là gì và có những ưu điểm như thế nào ? Sau đây sẽ là những thông tin để “Giải mã công nghệ quét CIS ở máy scan” cho những ai đang tìm hiểu mua máy scan văn phòng.
Công nghệ CIS là gì ?
CIS viết tắt của Contact Image Sensor - bộ cảm biến hình ảnh tiếp xúc. Công nghệ CIS có sau công nghệ quét CCD ở máy scan và cho tốc độ quét nhanh hơn. Máy scan sử dụng công nghệ CIS thường được sử dụng nhiều hơn vì ít hao năng lượng (cấp điện qua cổng USB) và có kích thước nhỏ gọn phù hợp với mô hình văn phòng hiện đại ngày nay.
Cách công nghệ quét CIS hoạt động ở máy scan ?
Các loại máy quét phổ thông thường dùng bộ cảm biến công nghệ CIS. Một con chip CCD được kết hợp với một ống kính Selfoc 1:1 đặt rất gần và một hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED, tất cả được lắp đặt vào một môđun gọn nhẹ. Các môđun này không đắt tiền lắm và được sản xuất với số lượng rất nhiều cho thị trường máy quét khay kính phẳng (có đầu quét di chuyển qua mặt giấy cố định). Môđun này gồm nhiều chip CCD riêng biệt, mỗi chip có 200-300 điểm ảnh, được nối đối tiếp cạnh nhau để tạo thành một dòng CCD thường dài đến 210mm (thích hợp cho khổ giấy A4).
Ánh sáng trên những môđun CIS này được phát ra qua một thanh ánh sáng mà ở mỗi đầu có một đèn LED 3 màu. Thanh ánh sáng này có lỗ cách nhau không đều, dùng để phát ánh sáng, để đảm bảo phân phối ánh sáng tương đối đều theo chiều dài của môđun.
Các đèn LED được kích xung sao cho có thể thực hiện 3 kiểu phơi sáng mỗi khi chiếu sáng một màu. Các kiểu phơi sáng này sau đó sẽ được kết hợp thành một dòng điểm ảnh RGB. Chiếu sáng bằng đèn LED không cần thời gian làm nóng nhưng thường tạo ra vài loại thành phần màu lạ vì hệ thống này gồm có đèn LED màu đỏ, lục và lam, và từng đèn sẽ được bật sáng một khoảng thời gian 1/3 của một dòng quét. Điều này sẽ tạo ra các cạnh có màu trên các bản gốc đen trắng vì mỗi hình ảnh màu được chụp từ một vị trí hơi khác nhau. Hãng Image Access dùng phương pháp nội suy song tuyến tính để giảm thiểu hiệu ứng này khỏi bị nhìn thấy.
Hầu hết môđun CIS trên máy quét tiêu dùng chỉ có chiếu sáng bằng đèn LED ở một bên dọc theo chiều rộng nên các nếp nhăn và những chỗ bị méo trên bề mặt bị khuếch đại, và chỉ khi nào bề mặt của tài liệu thật đều đặn mới có được hình ảnh tốt. Hiệu ứng khuếch đại này có thể giảm được thiểu phần nào nếu dùng một bộ khuếch tán. Bộ phận tiếp thị của một hãng cung cấp máy quét định dạng khổ rộng nổi tiếng gọi phương pháp này là “khuếch tán đối ngẫu”, giúp phần nào giấu đi yếu tố mà các môđun của họ chỉ có hệ thống “chiếu sáng đơn cạnh”.
Để khắc phục những vấn đề gặp phải với môđun CIS loại dành cho máy quét tiêu dùng, Image Access đã phát triển một loại môđun CIS mới có 2 dãy đèn LED đỏ, lục và lam xuyên qua chiều rộng của môđun. Sơ đồ dưới đây cho thấy mặt cắt ngang của các môđun CIS này. Vì chúng hoàn toàn đối xứng nhau nên sẽ không thấy có vùng tối nào ngay cả khi tài liệu bị nhăn hay không đều.
Đèn LED chất lượng cao dùng trong các loại máy quét cao cấp cũng khắc phục được một điểm thiếu hụt khác mà máy scan CIS thường bị so với máy scan CCD, đó là gam màu nhỏ hơn. Máy scan CIS chất lượng cao sẽ rất giống với máy scan CCD về mặt độ chính xác màu và gam màu.
Ưu và nhược điểm của máy scan công nghệ quét CIS
* Ưu điểm
- Chi phí đầu tư ít hơn máy scan công nghệ CCD
- Độ tin cậy cao
- Nhỏ gọn hơn
- Độ phân giải quang học cao hơn
- Không bị biến dạng kính quét
* Nhược điểm
- Không phù hợp quét vật liệu như phim hoặc tài liệu chụp ảnh, nơi có độ toàn vẹn màu và chi tiết bóng tối rất quan trọng.