Số hoá hồ sơ đất đai, dữ liệu đất đai

| Dịch vụ Số hóa tài liệu
1841
Số hoá hồ sơ đất đai, dữ liệu đất đai
"Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu". Hiện nay, trong việc quản lý giấy tờ tại các văn phòng đăng kí đất đai, đăng kí quyền sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn. Yêu cầu đặt ra đó là phải Số hóa hồ sơ đất đai dạng giấy thành những bộ cơ sở dữ liệu đất đai dạng điện tử để dễ dàng quản lí, khai thác và sử dụng.

1. Hồ sơ đất đai gồm những gì?


Căn cứ theo điều 19 Luật Cư trú, công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì đăng ký thường trú ở tỉnh đó. Do đó hồ sơ chứng minh giấy tờ nhà đất hợp lệ cần phải có các giấy tờ liên quan đến chỗ ở hợp pháp của người sử dụng đất. 

Vì thế hồ sơ giấy tờ nhà đất hợp pháp gồm những giấy tờ sau:

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
  • Bản khai nhân khẩu
  • Giấy chuyển hộ khẩu nếu thuộc trường hợp ở khoản 2 điều 28 Luật Cư trú
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hiện tại của bạn là hợp pháp.
2. Thực trạng lưu trữ hồ sơ đất đai
 
Ở nước ta, nguồn tư liệu về đất đai được xây dựng ở tất cả các đơn vị hành chính, từ cấp Trung ương đến địa phương cơ sở - cấp xã, trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau và bằng nhiều phương tiện kỹ thuật khác nhau. Trong các văn bản Nhà nước qua các thời kỳ đã quy định tư liệu về đất đai phải được bảo quản vĩnh viễn. Các nguồn tài liệu này vẫn được lưu giữ chủ yếu dưới dạng giấy, nhiều tài liệu còn đóng gói trong các hộp, khi cần tìm rất mất thời gian và công sức. Hiện tại, tư liệu về đất đai bị phân tán; tình trạng lý hóa của tài liệu ngày càng xuống cấp nên rủi ro là rất lớn.

3. Số hóa hồ sơ đất đai như thế nào?
 
Ngày 21/12/2021 Văn phòng Chính phủ ban hành Văn bản số 9318/VPCP-KSTT về việc hướng dẫn số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; trên cơ sở ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương, Văn phòng Chính phủ đã tổng hợp, hoàn thiện tài liệu hướng dẫn về số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy việc xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia trong những năm tới. (Tham khảo thêm bài viết https://iscan.vn/so-hoa-du-lieu-dat-dai-de-quan-ly-minh-bach-giam-thu-tuc-hanh-chinh/ )
 
Số hóa hồ sơ đất đai được thực hiện theo các quy trình số hóa sau:

Tuy nhiên để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được bồng bộ cần phải có rất nhiều yếu tố trong đó có hệ thống phầm mềm, thiết bị số hóa và nhập liệu. Vì vậy, việc lựa chọn giải pháp, thiết bị phần cứng và con người để thực hiện các dự án số hóa hồ sơ đất đai là rất quan trọng.


4. Máy scan nào thường được sử dụng để quét dữ liệu đất đai
Thiết bị Mã máy Diễn giải
Máy scan A4 tự động (ADF)
hoặc kết hợp mặt gương

 
  • Máy scan tốc độ cao, từ 30 - 80 tờ/phút
  • Đáp ứng công suất cao
  • OCR tiếng Việt
Máy scan A3 mặt gương (Flatbed)
  • Máy scan mặt gương chuyên dụng
  • Scan tài liệu bản vẽ
  • Scan tài liệu không tháo rời
Máy scan A3 tự động (ADF)
  • Máy scan A3 tốc độ cao, từ 60 - 80 tờ/phút
  • Đáp ứng công suất cao
  • OCR tiếng Việt
Máy scan A3, A2 dạng chụp đứng
  • Máy scan dạng đứng
  • Chuyên dụng scan sách, tạp chí
  • Scan tài liệu cũ nát hoặc không thể tách rời
Máy scan A0
  • Scan bản vẽ từ khổ lớn từ A2, A1, A0.
  • Scan to Network Folder, Scan to USB, Scan to PC

VIETBIS cung cấp giải pháp số hóa tài liệu chuyên nghiệp ☼ Hotline tư vấn: 024 7303 1068 - 089 6688 636

Sản phẩm liên quan


Linh kiện liên quan


Bình luận