Công tác bảo tồn và Số hóa Kinh sách Phật giáo được khởi nguồn từ Ấn Độ - cũng là nơi khởi nguồn của Đạo Phật. Việc số hóa Kinh sách Phật giáo để bảo tồn văn hóa và lịch sử Phật giáo, vừa là nguồn tư liệu quý giá cho nhu cầu học thuật của chư Tăng, học giả.
Bảo tồn, phát huy giá trị Phật giáo
Những công trình nghiên cứu, bài viết về Phật giáo, Kinh văn Phật giáo là một kho tàng khổng lồ. Kinh văn Phật giáo truyền miệng hoặc được viết trên giấy mực được chia theo nội dung làm ba loại là Kinh, Luật và Luận. Kinh điển Phật giáo là một kho tàng khổng lồ, thậm chí xưa lấy 84.000 để tượng trưng về số lượng pháp uẩn (nhưng thực tế lớn hơn rất nhiều).
Vậy vấn đề đặt ra là: Làm sao có thể phân loại, tìm kiếm; từ đó bảo tồn và phát huy được các giá trị Phật pháp? Câu trả lời: Cần ứng dụng công nghệ để Số hóa Kinh sách Phật giáo, sách và tạp chí về Phật giáo.
Theo Thượng tọa Lodro Thokme (người phụ trách việc bảo quản và quản lý di tích tại tu viện Sakya, cơ sở tự viện Phật giáo đầu tiên của phái Sakya dòng Mật tông Phật giáo Tây Tạng): “Kinh sách Phật giáo có thể bị hư hỏng do mở ra, chạm vào thường xuyên nhưng chúng lại không có nhiều giá trị, nếu chỉ đặt trên các kệ sách. Sau khi lưu trữ số hóa, chúng tôi chia sẻ các bản sao (copy) cho mọi người”.
Hoằng pháp trong thời đại số
Trong thời đại số, những vị “Sứ giả Như lai” muốn đạt được những kết quả tốt đẹp trong việc hoằng dương chính pháp thì phải ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 để làm phương tiện truyền bá. Giáo lý của Đức Phật có lan toả và phát triển hay không là nhờ vào những vị “Sứ giả của Như Lai”.
Với số lượng những nghiên cứu về Phật giáo rất nhiều, để sự không trùng lặp và phân loại được dữ liệu nghiên cứu được tường minh. Từ đó ứng dụng vào công tác nghiên cứu ứng dụng Phật giáo vào đời sống hiện hữu. Có thể kể đến những ứng dụng trong chuyển đổi số giúp các nhà Hoằng pháp:
- Mở các lớp Phật học online; giải đáp trực tiếp những vấn đề giáo lý Phật pháp cho những người nghiên cứu, học tập. Từ đó xoá bỏ các rào cản về không gian, truyền bá chính pháp đến đông đảo quần chúng một cách dễ dàng và hiệu quả.
- Phân tích những xu hướng thời đại để có những đề tài giảng mang tính thực tế nhưng không rời xa lời Phật dạy.
- Tiếp cận nguồn tài nguyên số vô tận về Phật giáo; từ đó trích dẫn, tìm nguồn cho các bài giảng;
- Bảo tồn được kho tài liệu quý. Việc số hóa sẽ làm cho những tài liệu dễ tiếp cận hơn, và để bảo vệ nội dung trong trường hợp bản gốc bị phá hủy do hỏa hoạn hoặc mối mọt, côn trùng gặm nhấm.
☼ Tham khảo: OCR tiếng Việt và tầm quan trọng trong số hóa tài liệu
Làm sao để chuyển đổi số thành công trong các cơ sở Phật giáo?
Mỗi tổ chức có cách chuyển đổi số khác nhau, tuy nhiên chúng đều tuân theo một lộ trình tương tự từ lập kế hoạch, thực hiện đến phân tích. Để chuyển đổi số thành công trong các cơ sở Phật giáo thì việc trước tiên phải hình thành tư duy số.
-
- Thành lập tiểu Ban nghiên cứu về chuyển đổi số;
- Xây dựng kế hoạch chuyển đổi số chi tiết và truyền thông tới từng thành viên về sự cần thiết của sự thay đổi này;
- Đào tạo nhân sự làm chủ công nghệ số;
- Thay đổi nhỏ từ số hóa dữ liệu thường ngày;
- Xã hội hóa chi phí dùng cho việc chuyển đổi số;
- Xác định các bộ sưu tập văn bản quan trọng của Phật giáo theo đề xuất của Hội đồng cố vấn và tạo ra một kế hoạch cuối cùng để bảo tồn.
- Xây dựng kho lưu trữ số hóa và tạo một hệ sinh thái bảo tồn để lưu trữ và kết nối nhiều bộ sưu tập văn bản Phật giáo.
-
Tạo một nền tảng mở cho việc truy cập, chia sẻ và tìm kiếm cho kho lưu trữ bằng cách sử dụng phương pháp luận thư viện kỹ thuật số hiện đại.
Số hoá Kinh sách Phật giáo, tạp chí Phật giáo như thế nào?
Với tài liệu quý hiếm, đặc biệt là Kinh sách Phật giáo, việc bảo tồn tài liệu nguyên bản là rất quan trọng. Vì vậy cần sử dụng các dòng máy scan sách chuyên dụng cùng các công đoạn xử lí chuyên nghiệp, để có những ấn bản điện tử với định dạng chuẩn. VIETBIS đã có kinh nghiệm tư vấn và triển khai số hoá Kinh sách Phật giáo, tạp chí Phật giáo:
- Máy scan sách chuyên dụng, hiện đại, độ phân giải cao.
- iScan cam kết về bảo mật tài liệu, đặt chữ tín lên hàng đầu.
- Xử lý ảnh số, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao như: Tự căn chỉnh thẳng, xóa các vết nhiễu, tăng chất lượng ảnh…
- Giữ nguyên trạng thái ban đầu của tài liệu.
- Không làm rách, thất thoát, nhăn, gãy gáy tài liệu.
- Tối ưu hóa chất lượng để đọc trên các thiết bị số.
- Hình ảnh scan trung thực, rõ nét, độ phân giải cao.
- Lựa chọn nâng cao với File chuẩn định dạng số hóa:
- Nhận dạng văn bản OCR tiếng Việt: Chuyển định dạng file Word, PDF Searchable - Giúp tìm kiếm thông tin tài liệu bằng tiếng Việt dễ dàng.
- Xuất file định dạng sách điện tử .ePub, .DjVU theo yêu cầu.
- Tạo thư viện số để tìm kiếm nội dung dễ dàng, chuyên nghiệp với các tính năng chuẩn số hóa.
VIETBIS cung cấp giải pháp số hoá toàn diện
- Cho thuê máy scan và cung cấp phần mềm chuẩn số hoá
- Dịch vụ Số hoá tài liệu trọn gói
- Giải pháp thư viện số (thiết bị tự động hoá thư viện, phần mềm thư viện số).
-