Cẩm nang kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐH Quốc gia Hà Nội)

| Hà Nội
1303
Cẩm nang kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Bài thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông (THPT) của ĐHQGHN được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh đạt được theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành năm 2018 và phù hợp bài thi chuẩn hóa trên thế giới. Thông qua nội dung chương trình giáo dục phổ thông bài thi đánh giá ba nhóm năng lực cốt lõi:
(i) Sáng tạo và giải quyết vấn đề;
(ii) Giao tiếp và hợp tác, lập luận, tư duy logic;
(iii) Năng lực tự chủ và tự học, khám phá và ứng dụng khoa học tự nhiên và/hoặc khoa học xã hội và một số năng lực đặc thù: Ngôn ngữ, Tính toán, Khoa học, Tin học; khảo sát các phẩm chất: Yêu nước, Nhân ái. Chăm chỉ, Trung thực và Trách nhiệm.

☼ Tham khảo: Tuyển sinh khóa luyện thi Đánh giá năng lực (ĐHQGHN)

CẤU TRÚC ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC (ĐHQG HÀ NỘI)


Bài thi HSA gồm 03 phần thi:

- Phần 1 (Toán học và xử lý số liệu/Tư duy định lượng): 75 phút, 50 câu hỏi (35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan và 15 câu hỏi điền đáp án, chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm); thang điểm: 50.
- Phần 2 (Văn học – Ngôn ngữ/Tư duy định tính): 60 phút, 50 câu hỏi (trắc nghiệm khách quan) trong đó có 5 câu ngữ cảnh chùm 5 câu hỏi và 25 câu hỏi đơn; thang điểm: 50.

- Phần 3 (Khoa học): 60 phút, 50 câu hỏi (trắc nghiệm khách quan và điền đáp án, chưa bao gồm 1-2 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm), thang điểm: 50.

  • Thí sinh lựa chọn 03 trong tổng số 05 chủ đề: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.
  • Mỗi chủ đề có 16-17 câu hỏi trong đó có các câu hỏi đơn và từ 1-3 ngữ cảnh chùm 3 câu hỏi/ngữ cảnh.
  • Lựa chọn có hai chủ đề thuộc cùng 1 lĩnh vực (khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội) có 17 câu hỏi, chủ đề còn lại có 16 câu hỏi. 
  • Các chủ đề thi về Vật lý, Hóa học, Sinh học có tối thiểu 01 câu hỏi điền đáp án/môn thi.

Độ khó của các câu hỏi trong đề thi
Độ khó tăng dần từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 và được phân định theo tỉ lệ:

  • Cấp độ 1: 20%
  • Cấp độ 2: 60%
  • Cấp độ 3: 20%

Tổng thời gian làm bài: 195 phút (trường hợp có câu hỏi thử nghiệm sẽ được cộng thêm thời gian nhưng không kéo dài quá 5 phút).

Phân bố kiến thức phân bổ một cách tương đối như sau:
– Kiến thức trong chương trình lớp 10: 10%
– Kiến thức trong chương trình lớp 11: 30%
– Kiến thức trong chương trình lớp 12: 60%
– Riêng lĩnh vực Vật lý, Sinh học có thể thay đổi trong khoảng ± 5% theo phân bố chương trình giữa các lớp.
(Hằng năm, số câu hỏi được bổ sung, thay thế mới từ 10% – 20%)


Xin chia sẻ cuốn Cẩm nang 
kỳ thi Đánh giá năng lực (Đại học Quốc gia Hà Nội), giải đáp các câu hỏi, thắc mắc và giúp các em học sinh có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.


Nội dung cuốn Cẩm nang kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐH Quốc gia Hà Nội) 
  • Thông tin chung về kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐHQG Hà Nội)
  • Cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực năm 2025
  • Danh sách các Cơ sở giáo dục Đại học sử dụng kết quả bài thi Đánh giá năng lực (HSA-VNU)
  • Các câu hỏi thường gặp về kỳ thi Đánh giá năng lực (HSA-VNU).
TUYỂN SINH KHÓA LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DÀNH CHO 2K7
Hình thức: Học online qua Zoom
Ngày khai giảng dự kiến: Tháng 25/7/2024
Hotline0976 089 359 | 0862 079 565
Địa chỉ: Toà X2A, 18 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Bình luận