Hà Nội: Bản đồ quy hoạch phân khu H2-3

| Hà Nội
2472
Hà Nội: Bản đồ quy hoạch phân khu H2-3
Bản đồ quy hoạch phân khu H2-3 nằm ở phía Tây Nam đô thị trung tâm, trong địa giới hành chính các phường: Thượng Đình, Khương Trung, Khương Mai, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam, Khương Đình, Hạ Đình, Kim Giang, Phương Liệt – quận Thanh Xuân; Định Công, Hoàng Liệt, Đại Kim, Thịnh Liệt – quận Hoàng Mai; Văn Quán, Phúc La – quận Hà Đông; các xã: Tân Triều, Thanh Liệt, Tam Hiệp và thị trấn Văn Điển – huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội.

☼ Tham khảo: Bản đồ quy hoạch 38 phân khu trung tâm Hà Nội và các khu vực vệ tinh

 

Ranh giới bản đồ quy hoạch phân khu H2-3

  • Phía Đông, Đông Nam: Giáp quốc lộ 1A (đường Giải Phóng);
  • Phía Tây: Giáp quốc lộ 6 (đường Nguyễn Trãi và đường Trần Phú);
  • Phía Nam: Giáp Vành đai sông Nhuệ;
  • Phía Bắc: Giáp đường Vành đai 2 (đường Trường Chinh).

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, phân khu đô thị H2-3, thành phố Hà Nội


Nội dung bản đồ quy hoạch phân khu H2-3

  1. Các tiêu chí kinh tế – kỹ thuật chính của bản đồ quy hoạch phân khu H2-3:

    Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc:

    – Đất xây dựng đô thị:                                     86-100 m2/người

    – Đất dân dụng đô thị:                                     70-80 m2/người

    + Công  cộng đô thị:                                        5 m2/người

    + Cây xanh đô thị:                                           7 m2/người

    + Trường THPT:                                              0.6 m2/người

    + Chỉ tiêu đất giao thông:                              13%

    + Đất đơn vị ở:                                                50 m2/người

    Các chỉ tiêu quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tuân thủ Bản đồ quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, bản đồ quy hoạch khu vực, bản đồ quy hoạch chuyên ngành, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành.


Bản đồ quy hoạch giao thông, phân khu đô thị H2-3, thành phố Hà Nội

Mục tiêu lập bản đồ quy hoạch phân khu H2-3

Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã đượng thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011. Hoàn thiện, bổ sung, cập nhật các yêu cầu mới về đầu tư xây dựng, đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vào đồ án đã được phê duyệt tuân thủ Luật xây dựng, luật quy hoạch đô thị và các quy định về lập bản đồ quy hoạch chi tiết liên quan.

Xác định khung kết cấu hạ tầng xã hội – kỹ thuật đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở Bản đồ quy hoạch chung xây dựng thủ đô, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng và kế thừa chọn lọc các bản đồ quy hoạch quy hoạch quận, huyện, quy hoạch chi tiết các khu chức năng được phê duyệt, các đồ án quy hoạch điều chỉnh và các dự án đầu tư đang triển khai theo chủ trương của UBND thành phố.

Rà soát, đánh giá tổng hợp quy trình thực hiện lập bản đồ quy hoạch chi tiết quận, các cơ sở công nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, bệnh viện gây ô nhiễm… xác định quỹ đất hạ tầng kỹ thuật – xã hội.

Xác định giải pháp, kế hoạch phát triển đô thị, cải tạo và nâng cấp các khu vực dân cư hiện có, xây dựng lại các khu tập thể cũ theo hướng hiện đại chất lượng cao, cải thiện điều kiện sống cho người dân, bảo tồn tôn tạo các giá trị di sản truyền thống của khu vực. Quy hoạch xây dựng phát triển mới khu trung tâm ở phía Tây Nam nội đô Hà Nội với các chức năng chính: Trung tâm dịch vụ, thương mại tài chính, văn hóa, giải trí, du lịch, TDTT cấp khu vực. Tố chức đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội – kỹ thuật, tạo ra các trung tâm, các khu nhà ở gắn kết với các dịch vụ hạ tầng đô thị theo mô hình đa chức năng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các khu chức năng đô thị tại các khu công nghiệp di dời tới khu vực mới, các không gian đặc trưng, các trục đường chính khu vực và đô thị (đường Vành đai 3, đường Lê Văn Lương, đường Nguyễn Trãi, đường Giải Phóng, đường Văn Quán – Mỗ Lao, …, cải tạo cảnh quan khu vực nút giao thông Nguyễn Trãi – Vành Đai 3). Tạo lập không gian kết nối khu vực nội đô lịch sử và Vành đai xanh sông Nhuệ, kết nối hài hòa các chức năng khác trong đô thị; cải tạo sông Tô Lịch và kiến trúc cảnh quan 2 bên sông, xây dựng công viên Chu Văn An.

Bản đồ quy hoạch phân khu được duyệt làm cơ sở pháp lý để triển khai tổ chức lập bản đồ quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quy định quản lý kiến trúc đô thị phục vụ kiểm soát phát triển, quản lý xây dựng đô thị và điều chỉnh quy hoạch các quận, huyện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt để phù hợp Bản đồ quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.


Bình luận