Máy in laser có mùi khó chịu khi hoạt động – Nguyên nhân và cách khắc phục

| Tin sản phẩm
99
Máy in laser có mùi khó chịu khi hoạt động – Nguyên nhân và cách khắc phục
Tại sao khi máy in laser hoạt động thường có mùi khó chịu nhất là khi in lượng tài liệu lớn hoặc trong giai đoạn khí hậu nồm ẩm hay ở mùa đông? Hiện tượng đó là gì và cách khắc phục? Trước khi đi tìm hiểu nguyên nhân của hiện này, chúng ta cần hiểu rõ về mực in laser.

1. Mực in laser là gì?

Mực in laser (toner) là loại bột mịn được sử dụng trong máy in laser và máy photocopy để tạo ra bản in trên giấy. Khác với mực in phun dạng lỏng, mực laser là dạng bột khô, được nạp vào hộp mực và bám vào giấy nhờ nguyên lý tĩnh điện và nhiệt độ cao từ lô sấy.

Thành phần chính của mực in laser

  • Nhựa polymer (60-90%): Là thành phần chính giúp mực bám vào giấy khi gặp nhiệt độ cao.
  • Bột màu (Pigment/Carbon Black) (5-10%): Quyết định màu sắc của bản in.
  • Sáp (Wax) (1-5%): Giúp chống lem mực và tăng độ bền bản in.
  • Chất kiểm soát điện tích (Charge Control Agent – CCA) (<5%): Đảm bảo mực phân bố đồng đều trên trống từ.
  • Chất trợ chảy (Flow Agent) (<1%): Giúp bột mực không vón cục, phân tán đều khi in.
Tham khảo chi tiết về cấu tạo của bột mực laser vui lòng truy cập: https://vietbis.vn/tin-san-pham/muc-do-tot-nhat-cho-may-in-hp-pro-4003--chon-loai-nao-de-in-dep-ben-may-3832.html

Nguyên lý hoạt động của mực in laser

  • Tạo ảnh tĩnh điện: Trống quang (drum) được nạp điện và tạo ra hình ảnh cần in bằng tia laser.
  • Bám mực lên trống: Mực bám vào các vùng đã được tia laser chiếu.
  • Chuyển mực lên giấy: Khi giấy đi qua, bột mực được hút vào giấy nhờ điện tích đối lập.
  • Định hình bằng nhiệt và áp lực: Lô sấy làm nóng mực để nhựa tan chảy và bám chắc lên giấy
2. Máy in có mùi khó chịu khi in
  • Nhựa trong bột mực bị nung chảy: Bột mực laser chứa polymer (nhựa styrene-acrylate hoặc polyester), khi gặp nhiệt từ lô sấy (thường 150 - 200°C), nhựa tan chảy để bám vào giấy. Quá trình này có thể tạo ra mùi nhựa nóng, đặc biệt khi in số lượng lớn

  • Khí Ozone từ quá trình phóng điện: Máy in laser sử dụng cao áp để nạp điện cho trống từ, giúp bột mực bám vào giấy, Quá trình này tạo ra Ozone (O₃), một chất khí có mùi hơi hắc, giống mùi khi trời có sấm sét.

  • Sáp trong mực in bay hơi: Mực in chứa sáp (wax) giúp bám dính tốt hơn. Khi nóng chảy, sáp có thể tạo mùi nhẹ
  • Lượng bụi mực thoát ra: máy in cũ hoặc bị rò rỉ mực, một phần bột mực có thể bay vào không khí, gây mùi khó chịu

  • Các linh kiện bị nóng lên: lô sấy, bộ phận quang học, bảng mạch nóng lên trong quá trình hoạt động cũng có thể phát ra mùi nhựa nóng hoặc kim loại 

3. Cách hạn chế mùi khó chịu từ máy in

  • Sử dụng mực laser chuẩn để giảm lượng khí thải từ nhựa và hóa chất.
  • Bật quạt thông gió hoặc đặt máy in ở nơi thoáng khí để giảm tích tụ Ozone.
  • Vệ sinh máy in định kỳ để tránh bụi mực bị rò rỉ.
  • Không in liên tục quá lâu để tránh quá nhiệt.

Mùi khó chịu từ máy in laser không nguy hiểm nếu tiếp xúc ngắn hạn, nhưng nếu thường xuyên hít phải trong không gian kín, nó có thể gây khó chịu hoặc kích ứng đường hô hấp. Nếu thấy mùi nặng hơn bình thường nên kiểm tra máy in để đảm bảo không có lỗi rò rỉ mực hay linh kiện bị quá nhiệt. Nếu gặp hiện tượng mùi khó chịu hãy gọi ngay cho Vietbis - 0971491492 để được tư vấn về mực in laser tốt không gây ra mùi khó chịu.
 



 

Bình luận