Sớ là công cụ để kết nối, truyền tải những mong cầu của con người đến đức Phật, các Thánh hay các vị thần. Ngày nay, sớ được dùng phổ biến trong việc cúng lễ để cầu xin bình an và may mắn.
Sớ theo từ điển Việt Việt có thể hiểu theo 2 nghĩa:
Sớ theo từ điển Việt Việt có thể hiểu theo 2 nghĩa:
- Tờ trình dâng lên vua để báo cáo, cầu xin điều gì: Dâng sớ tâu vua sớ biểu, sớ tấu tấu sớ.
- Tờ giấy viết lời cầu xin thần thánh phù hộ, đọc khi cúng tế: Đọc sớ, đốt sớ.
Mỗi khoa cúng khi hành trì đều có đoạn phải tuyên sớ. Khoa cúng nào có loại sớ đó, riêng trong việc cúng lễ thôi cũng có tới vài trăm loại sớ. Ngoài việc gắn liền với các khoa cúng, thì trong sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng người ta cũng hay sử dụng sớ khi tự thân lễ lạt nơi Đền, Chùa, Miếu mạo. Bởi người ta quan niệm sớ là một loại đơn từ giấy trắng mực đen gửi lên các đấng siêu hình, mong các ngài ban cho được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm, sớ thay cho lời khấn khi đi lễ, nên trên mâm lễ vật có tờ sớ thêm phần tố hảo, viên mãn.
☼ Tham khảo: Font chữ Hán Nôm dành cho viết sớ
Sớ thường được viết bằng chữ Hán - Nôm hay chữ Nho và cả chữ quốc ngữ.
Bố cục của lá sớ
☼ Tham khảo: Font chữ Hán Nôm dành cho viết sớ
Sớ thường được viết bằng chữ Hán - Nôm hay chữ Nho và cả chữ quốc ngữ.
Bố cục của lá sớ
- Phần mở đầu: bao giờ cũng có hai chữ “ phục dĩ” và một câu văn văn biền ngẫu viết theo thể phú, nội dung có liên quan tới lá sớ
- Phần lý do dâng sớ: Phần này được mở đầu bằng hai chữ “thượng phụng” nằm dưới tên đền, chùa của phần 2 (trong sớ, tất cả các chữ Phật, Thánh, hoặc hồng danh của các ngài đều phải viết tôn cao thêm bằng 1 chữ)
- Phần ghi họ tên người dâng sớ: Phần này được mở đầu bằng câu: “kim thần tín chủ (hoặc đệ tử)” tiếp theo viết họ tên người dâng sớ, có vài loại sớ thì ghi thêm cả tuổi, bản mệnh, sao gì, cung bát quái nào… (ví dụ sớ cúng sao đầu năm). Nếu sớ ghi nhiều người, hoặc thay mặt cho cả gia đình thì bao giờ cũng có chữ “đẳng”. ví dụ “hiệp đồng toàn gia quyến đẳng”. Kết thúc phần này là mấy chữ: “tức nhật mạo (hoặc ngương) can”… Mấy chữ này, cùng hai chữ “y vu” ở trên nhà in sớ không in mà người viết phải tự điền vào.
- Phần tán thánh: Ở phần này là những câu văn giải thích rộng hơn lý do dâng sớ. Kết thúc phần này là câu “do thị kim nguyệt cát nhật, sở hữu sớ văn kiền thân thượng tấu
- Phần thỉnh Phật Thánh: Phần này mở đầu bằng 2 chữ “cung duy” tiếp theo là Hồng danh của các ngài. Dưới mỗi hồng danh là các chữ “tòa hạ” dành cho Phật, “vị tiền” dành cho Thánh, Thần cùng các bộ hạ các ngài. Đôi khi với các vị Tiên thì dung “cung khuyết hạ
- Phần thỉnh cầu: Phần này được bắt đầu bằng hai chữ “phục nguyện” và một đoạn văn biền ngẫu rất hay và kết thúc bằng câu “…đãn thần hạ tình vô nhậm, kích thiết bình doanh chi chí, cẩn sớ.”
- Phần cuối ghi ngày tháng năm: Kết thúc bằng mấy chữ “….thần khấu thủ thượng sớ”.
Các loại sớ phổ biến
Lá sớ là công cụ thể hiện sự thành kính của người dâng sớ lên các bậc thần linh nên được trình bày rất cẩn thận và đẹp. Ngày nay, công nghệ thông tin đã được ứng dụng vào trong việc hỗ trợ soạn thảo và in ấn ra các lá sớ với đầy đủ nội dung, màu sắc ấn tượng rất đẹp.
Sớ có thể được viết bằng tay, nhưng phổ biến nhất hiện nay là các lá sớ được in sẵn. Các thầy cúng, nhà Chùa thường sử dụng các máy in laser màu hoặc đen trắng để in sẵn các lá sơ khổ A2 khổ A3, A3s và khổ rộng A3 dài lên đến 1,2m.
Vietbis chuyên cung cấp máy in laser A3 hỗ trợ các Thầy, nhà Chùa thực hiện công việc in sớ
- Cung cấp các sản phẩm máy in A3 chuyên phục vụ in sớ như máy in laser A3 đen trắng Canon LBP8710 LBP8720 LBP8730 LBP8780x LBP441...laser màu A3 Canon LBP9100cdn LBP9500cdn LBP841cdn
- Cho thuê máy in màu A3, in Sớ khổ dài 1.2m.
☼ Hotline tư vấn: 0986 794 786 - 024 7303 1068